Tiểu phẫu răng khôn là một trong những kỹ thuật khó nhất tại nha khoa, đòi hỏi kinh nghiệm bác sĩ chuyên môn cao để loại bỏ biến chứng. Vậy quy trình nhổ tiểu phẫu răng khôn an toàn diễn ra như thế nào? Cần lưu ý những gì trước khi nhổ? Hãy theo dõi nội dung tại Nha khoa Yes nhé!
Nội Dung
- 1 1. Răng khôn là gì?
- 2 2. Những tác hại của răng khôn mọc ngầm – mọc lệch
- 3 3. Các trường hợp nên tiểu phẫu răng khôn
- 4 4. Tác dụng của tiểu phẫu răng khôn là gì?
- 5 5. Quy trình và lưu ý sau khi tiểu phẫu răng khôn
- 6 6. Nhổ răng khôn có đau không?
- 7 7. Tiểu phẫu răng khôn bao nhiêu tiền?
- 8 8. Địa chỉ nhổ răng khôn uy tín chất lượng
1. Răng khôn là gì?
Răng khôn có tên gọi khác là răng số 8, răng hàm lớn thứ 3, độ tuổi thường mắc từ 17 – 25 tuổi, tuy nhiên vẫn có nhiều người ngoài 30 tuổi răng mới bắt đầu mọc. Đa số mỗi người sẽ có từ 1 đến 4 cái, cũng có người không mọc răng khôn nào.
Cách gọi răng khôn trong Nha khoa:
- Hai chiếc nằm ở phía trên hàm là răng số 18 và số 28.
- Hai chiếc răng khôn ở dưới hàm là răng số 38, và 48.

2. Những tác hại của răng khôn mọc ngầm – mọc lệch
Răng khôn mọc lệch, mọc ngầm và gây sưng bị kéo dài, sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như:
- Sâu răng
Răng khôn mọc lệch tạo ra khoảng trống nhét thức ăn. Ở những vị trí này khó vệ sinh răng miệng sạch sẽ, giúp cho vi khuẩn thuận lợi phát triển. Khi răng bị sâu, lỗ sâu dần tăng kích thước và phá hủy cấu trúc răng quai hàm. Dẫn đến làm hỏng răng quai hàm, làm lan rộng đến những răng khác.
- Các bệnh viêm nha chu, viêm nướu
Ở các kẽ quanh răng khôn, thức ăn tích tự lâu là môi trường thuận lợi giúp cho vi khuẩn phát triển. Việc này sẽ gây ra các bệnh viêm nướu, viêm nha chu,…
- Viêm lợi trùm, nhiễm khuẩn
Răng bị lợi trùm lên, hoặc ngầm ở trong xương hàm khiến thức ăn, vi khuẩn giắt vào túi nướu gây viêm lợi trùm, viêm quanh chân răng cấp. Trình trạng này kéo theo việc nhiễm trùng, sốt cao.
- Răng chen chúc
Những răng bên cạnh răng khôn mọc lệch sẽ bị xô lệch. Các trường hợp răng bị mọc lệch sau niềng có thể gây ra nhiều tình trạng chen chúc tái phát. Đặc biệt, răng mọc ngang sẽ làm ảnh hưởng đến chân răng số 7, làm lung lay răng, thậm chí làm mất răng.
- Gây ra bệnh u nang
Răng khôn mọc lệch không xử lý kịp thời sẽ dẫn đến gây u nang xương hàm. Nếu nặng sẽ làm hỏng xương hàm, dây thần kinh và răng, có thể phải loại bỏ mô và xương, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng.
- Rối loạn phản xạ
Răng mọc lệch nếu bị chèn ép, sẽ bị giảm cảm giác ở môi, niêm mạc, da, răng ở nửa cung hàm hoặc có thể gây mất răng. Ngoài ra, còn có thể gây đến hội chứng giao cảm: phù đỏ quanh ổ mắt, đau một bên mặt.

3. Các trường hợp nên tiểu phẫu răng khôn
Răng khôn là chiếc răng mọc sau cùng trên hàm. Nó thường gây ra khó chịu do đó có rất nhiều người thắc mắc nên giữ hay nhổ răng khôn và theo các chuyên gia nha khoa. Nếu bạn rơi vào một trong các trường hợp sau thì tốt nhất nên thực hiện tiểu phẫu nhổ răng khôn. Cụ thể:
- Răng khôn mọc lệch, sai vị trí khiến bạn đau nhức không ngừng và ảnh hưởng xấu đến tinh thần, sức khỏe.
- Răng khôn bị lợi trùm ảnh hưởng đến các răng bên cạnh đồng thời việc vệ sinh răng miệng khó khăn, tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh lý về nha chu.
- Răng khôn mọc trồi thụt làm ảnh hưởng đến cấu trúc hàm dễ gây ra tình trạng nhồi nhét thực phẩm thừa.
- Răng khôn bị sâu hay viêm nha chu.
- Răng khôn mọc ngầm, lệch và đâm vào chân răng số 7 gây đau nhức, sâu răng.
- Nhổ răng khôn để phục hình răng, niềng răng.
4. Tác dụng của tiểu phẫu răng khôn là gì?
Hầu hết, răng số 8 không có chức năng ăn nhai, nhưng lại gây ra nhiều phiền toái như mọc ngầm, mọc lệch, mọc đâm vào răng số 8 gây đau nhức, tổn thương, viêm nướu. Đặc biệt là gậy xô lệch toàn bộ hệ thống nhai của bạn.
Bạn rất khó để vệ sinh sạch vì răng khôn nằm ở vị trí cuối cùng trên cung hàm, tạo cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển, khiến nguy cơ sâu răng cao, hình thành túi lợi chứa mủ, gây bệnh nha chu, nhiễm trùng xương hàm,…
Nếu như răng số 8 không được xử lý dứt điểm, sẽ bị tái phát lần sau, và mức độ nghiêm trọng càng cao. Nhất là với các chị em phụ nữ mang bầu, khi đó khó có thể can thiệp bằng thuốc hay tiến hành tiểu phẫu nhổ răng.
Trường hợp răng hàm bị sâu và hỏng, bác sĩ kiểm tra thuận lợi có thể chỉ định và kéo răng khôn để thay thế răng hàm đã mất, tránh việc phải trồng răng giả.

5. Quy trình và lưu ý sau khi tiểu phẫu răng khôn
Quy trình nhổ răng khôn
Tại Nha khoa YES, quy trình nhổ răng an toàn, không đau gồm các bước:
- Bước 1: Thăm khám chuẩn bị cho quá trình nhổ răng khôn.
Bước đầu tiên không thể thiếu, bác sĩ thăm khám, chụp phim X-quang tại chỗ xác định tình trạng, vị trí răng khôn. Từ đó, tư vấn đưa ra phương hướng nhổ răng cho độ chính xác và hiệu quả cao nhất.
- Bước 2: Súc miệng, sát trùng và vệ sinh khoang miệng.
Bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh khoang miệng cho bệnh nhân. Đồng thời, sát khuẩn vùng răng cần nhổ trước khi tiến hành nhổ răng khôn.
- Bước 3: Gây tê vị trí răng khôn cần nhổ.
Để hạn chế tối đa cảm giác khó chịu khi nhổ răng, bệnh nhân sẽ được tiêm thuốc tê vào vùng răng cần nhổ.
Thuốc tê sử dụng là loại thuốc chuyên biệt chất lượng cao, mức độ phát huy tác dụng nhanh, giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái trong suốt quá trình nhổ răng.
- Bước 4: Nhổ răng.
Kỹ thuật nhổ răng khôn sử dụng hệ thống máy nhổ răng siêu âm hiện đại, giúp cho quá trình diễn ra đơn giản. Bệnh nhân cũng không trải qua cảm giác đau mà vết thương sau nhổ răng phục hồi rất nhanh.
Tùy thuộc độ khó răng cần nhổ mà thời gian cho một lần tiểu phẫu răng khôn có sự dao động. Trung bình thường chỉ mất khoảng 15 – 30 phút. Bác sĩ sẽ chỉ định nhổ 1 – 2 răng mỗi lần tùy tình trạng bệnh nhân.
Sau khi nhổ răng khôn cần lưu ý gì?
- Sau khi thuốc tê hết tác dụng, bệnh nhân sẽ có cảm giác ê đau ở vị trí vết thương vừa nhổ răng.
- Bệnh nhân nên thực hiện đúng quy định ngậm chặt miếng bông gòn cho đến khi ngưng chảy máu hẳn.
- Sau 2 – 3 ngày diễn ra tiểu phẫu, thường xảy ra tình trạng sưng răng nướu do tình trạng máu đông tích tụ. Nên sử dụng đá lạnh để chườm ngoài vết thương để giảm đau. Khi máu đông tan dần thì sẽ hết tình trạng sưng tấy.
- Cần tuân thủ đúng những hướng dẫn vệ sinh. Chỉ sử dụng thuốc uống (nếu có) theo đơn của bác sĩ. Không tự ý mua các thuốc giảm đau, kháng sinh bên ngoài.
- Tránh súc miệng bằng nước muối vì sẽ khiến máu chảy nhiều hơn. Không khạc nhổ trong vòng 6 giờ đầu sau phẫu thuật. Không dùng lưỡi hay tăm khều vào vị trí nhổ răng.
- Tuyệt đối tránh hoạt động ăn nhai ở vị trí răng mới nhổ, có thể làm vỡ cục máu đông và thức ăn nhét vào ổ răng. Chỉ ăn những thực phẩm mềm như cháo và uống nhiều nước.
- Nghỉ ngơi và không dùng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá cho đến khi vết thương lành hẳn.
- Đặc biệt luu ý, trong trường hợp đã áp dụng các biện pháp cầm máu. Nhưng sau 24h máu vẫn chảy thì cần đến gặp bác sĩ để tái khám và điều trị ngay.

6. Nhổ răng khôn có đau không?
Để loại bỏ được răng khôn ra khỏi xương hàm, bác sĩ sẽ tiến hành tiểu phẫu bằng các dụng cụ chuyên dụng. Không thể nhổ bỏ như những chiếc răng thông thường. Vậy tiểu phẫu răng khôn có đau không?
Thực tế, việc có cảm giác đau khó chịu hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: thể trạng sức khỏe bệnh nhân, tay nghề của bác sĩ thực hiện và các loại thiết bị hỗ trợ, cơ sở vật chất.
Bên cạnh đó, bạn có thể an tâm rằng trước khi nhổ răng khôn, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê. Vậy nên bạn sẽ không hề có cảm giác đau nhức. Sau khi nhổ răng khôn xong, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau. Nên tình trạng sưng, đau sẽ chỉ rất nhẹ và hết nhanh chóng.
Tiểu phẫu răng khôn không phải là một kỹ thuật không quá phức tạp trong nha khoa, nhưng đòi hỏi sự kỹ lưỡng trong quá trình thực hiện. Đặt biệt quan trọng là tay nghề và kinh nghiệm của bác sĩ chịu trách nhiệm phẫu thuật. Bởi vì tiểu phẫu nếu không đúng chuẩn vẫn có thể gây ra các biến chứng như: mất máu, đau đớn, nhiễm trùng,…
7. Tiểu phẫu răng khôn bao nhiêu tiền?
Tiểu phẫu răng khôn là một ca phẫu thuật tương đối khó và đòi hỏi bác sĩ tay nghề. Thực tế, chi phí tiểu phẫu răng khôn bao nhiêu tiền còn bị chi phối bởi tình trạng răng khôn thực tế.
Nếu vị trí răng khôn càng khó nhổ, tính chất càng phức tạp thì chi phí sẽ cao hơn. Bởi lúc này, bạn sẽ cần đến loại thiết bị máy móc tối tân cũng như bác sĩ có tay nghề, thâm niên để thực hiện. Giá tiểu phẫu răng khôn được phân theo mức độ khó của ca nhổ răng. Ví dụ:
- Nhổ răng khôn mọc thẳng chi phí 1.000.000đ/răng.
- Nhổ răng khôn mọc lệch (Tiểu phẫu ca khó) mức 1 chi phí 1.300.000đ/răng.
- Nhổ răng khôn mọc lệch (Tiểu phẫu ca khó) mức 2 (mọc ngầm) giá 2.200.000đ/răng.
- Nhổ răng khôn mọc ngầm (Tiểu phẫu ca khó) mức 3 (mọc ngầm, + chân khó) giá 3.000.000đ/răng.

8. Địa chỉ nhổ răng khôn uy tín chất lượng
Nếu khách hàng đang không biết lựa chọn Nha khoa nào tại TP. HCM để nhổ răng khôn thì Nha khoa Yes là một địa chỉ bạn không thể bỏ qua. Bởi những yếu tố dưới đây:
- Phòng khám có chứng chỉ hành nghề đủ điều kiện do sở y tế TP. HCM cấp
- Nha khoa với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, giỏi. Thực hiện thành công những cơ từ đơn giản đến phức tạp nhất.
- Hệ thống trang bị, máy móc hiện đại. Hỗ trợ quy trình nhổ răng diễn ra an toàn, nhanh chóng và đạt hiệu quả vô cùng cao.
- Chi phí minh bạch, hợp lý.
- Hỗ trợ chăm sóc trực tiếp trọn đời qua hotline. Tư vấn “thiết kế nụ cười tự tin” chỉ có tại Nha Khoa YES
Nếu như bạn mọc răng mà vẫn còn lo lắng, và không biết liệu tiểu phẫu răng không đau không, hãy ghé trực tiếp nha khoa để các bác sĩ tư vấn và thăm khám kỹ hơn!
Nha Khoa Yes là một trong các địa chỉ chỉnh nha, phục hình răng, cấy răng giả uy tín hàng đầu hiện nay. Vậy chi phí làm răng giả cố định hiện nay tại Nha Khoa Yes là bao nhiêu? Liên hệ ngay thông tin dưới đây để được tư vấn nhé!
- Hotline: 0398 995 838
- Email: nhakhoayes@gmail.com
- Địa chỉ: 293 Bạch Đằng, Phường 15, Quận Bình thạnh, TP.HCM.
- Fanpage: https://www.facebook.com/nhakhoayes/